Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

TIỂU SỬ NGUYỄN VĂN ĐÀI

Luật sư Nguyễn Văn Đài là một nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam.
Nguyễn Văn Đài sinh năm 1969 tại Thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, trong một gia đình công chức. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, ông từng làm việc tạiCộng hòa Dân chủ Đức trong một thời gian. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, ông trở về Việt Nam và theo học Đại học Luật. Năm 1995, tốt nghiệp đại học, ông làm việc cho một số văn phòng luật sư. Tuy nhiên, khởi đầu ông không là thành viên của Đoàn Luật sư Hà Nội. Đến năm 1999, ông xin làm thành viên đoàn luật sư tỉnh Vĩnh Phúc, năm 2002 thì chuyển về Đoàn Luật sư Hà Nội. Năm 1997, ông tự ứng cử đại biểu cho Quốc hội Việt Nam khóa XI nhưng không trúng cử. Ông thành lập và làm giám đốc Công ty TNHH Dịch thuật và Tư vấn Việt Luật; đồng thời là Trưởng Văn phòng Luật sư Thiên Ân, có trụ sở tại số 10 Đoàn Trần Nghiệp, Hà Nội.

Hoạt động

Từ năm 1999, Luật sư Nguyễn Văn Đài đã tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tự do tôn giáo tại Việt Nam.Ông là luật sư bào chữa trong vụ xử Mục sư Nguyễn Hồng Quangvà nhà truyền đạo Phạm Ngọc Thạch năm 2004. Ông cũng là thành viên của Hiệp hội Luật sư Cơ đốc Quốc tế, Hội Luật sư Cơ đốc Châu Á.


Tháng 4 năm 2004, ông cùng với 11 luật sư thành lập nhóm "Luật sư Vì Công lí", nhưng sau đó 11 luật sư này đều rút tên vì sợ bị thu giấy phép hành nghề.


Luật sư Nguyễn Văn Đài đã viết một số bài nghiên cứu luật học về các quyền tự do chính trị ở Việt Nam. Trong một bài viết năm 2006, ông khẳng định rằng tuy Điều 4 của Hiến pháp 1992 của nhà nước Công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng nó không ngăn cấm công dân Việt Nam thành lập các chính đảng mới.Ông lấy dẫn chứng là sự tồn tại của Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam cho đến năm 1988 đã không vi phạm điều đó (đã ghi trong bản Hiến pháp 1980). Vì thế, ông cho rằng tuy chưa có hướng dẫn cụ thể, các công dân Việt Nam đều có quyền tuyên bố thành lập đảng chính trị mà không cần phải xin phép nhà nước. Tuy không trực tiếp tham gia, Luật sư Nguyễn Văn Đài sẵn sàng tư vấn về mặt pháp lí cho các đảng phái mới thành lập.


Luật sư Nguyễn Văn Đài đã góp phần đáng kể cho sự ra đời của Khối 8406 và Tuyên ngôn Tự do Dân chủ 2006. Ban đầu nhóm chỉ có 118 thành viên là người Việt trong nước. Đến ngày 22 tháng 8 năm 2006, số thành viên công khai đã lên đến 1951 thành viên là người Việt trong nước. Ngoài ra, nhóm cũng đã có 3881 thành viên công khai là người Việt đang sinh sống ở nước ngoài. Cùng với 139 chính khách quốc tế bao gồm đại diện các tổ chức, 50 nhân sĩ Hiến chương 77 Tiệp Khắc và 50 dân biểu, nghị sĩ Hoa Kì Ngoài ra, Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng đã hỗ trợ cho sự ra đời của các tổ chức công nhân và bảo vệ nhân quyền như "Công đoàn Độc lập", "Ủy ban Nhân quyền Việt Nam", "Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam". Trước khi bị bắt, ông làm biên tập viên cho báo Tự do dân chủ và cộng tác viên của báo Tự do ngôn luận. Ông đã được nhận giải thưởng nhân quyền Hellman-Hemmet của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.


Vụ án Nguyễn Văn Đài-Lê Thị Công Nhân

Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tổ chức xong Hội nghị Thượng đỉnh châu Á-Thái Bình Dương vào cuối năm 2006, khoảng hai mươi nhà hoạt động vì dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo đã bị bắt và truy tố.


Ngày 3 tháng 2 năm 2007, công an đã khám xét văn phòng của luật sư Thiên Ân trong khi luật sư Lê Thị Công Nhân (cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài) đang giúp cho một số sinh viên tìm hiểu về nhân quyền, tịch thu các tài liệu của ông. Ngày 28 tháng 2 năm 2007, phòng Đăng kí kinh doanh thuộc sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ra quyết định và thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch thuật và Tư vấn Việt Luật mà ông Đài là thành viên. Ngày 6 tháng 3 năm 2007, Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt cùng với luật sư Lê Thị Công Nhân.



Ngày 11 tháng 5, TAND thành phố Hà Nội đã tuyên án Nguyễn Văn Đài 5 năm tù giam.



Nhìn nhận về Nguyễn Văn Đài và vụ án


Theo hệ thống truyền thông của Nhà cầm quyền Việt Nam


Các đài phát thanh, truyền hình và hơn 600 tờ báo của nhà nước Việt Nam đều đưa tin: Vụ án hình sự xét xử Nguyễn Văn Đài-Lê Thị Công Nhân tiến hành vào ngày 11 tháng 5 năm 2007, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội bố trí một căn phòng lớn, có màn hình truyền hình ảnh trực tiếp từ phòng xét xử, để các nhà báo có thể theo dõi các diễn biến chính của phiên toà. Theo bản cáo trạng số 28/CT-VKS-P2 ngày 23 tháng 4 năm 2007 của Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội, do Phó Viện trưởng Vũ Thị Đức ký, các bị cáo đã có các hành vi tàng trữ các tài liệu có nội dung xuyên tạc lịch sử dân tộc, bôi nhọ chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, vu cáo xuyên tạc chính sách của Nhà nước đối với tổ chức công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam; bên cạnh đó, các bị cáo đã nhiều lần trả lời phỏng vấn các đài, báo nước ngoài và đã viết, tán phát các tài liệu có nội dung tuyên truyền kích động nhằm chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



Ông Nguyễn Trọng Tỵ Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội đã có viết một bài "phê phán sự ngông cuồng, vô ơn bội nghĩa" của Nguyễn Văn Đài trên Báo Pháp luật Việt Nam và đề nghị: "Đã đến lúc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội và cơ quan quản lí Nhà nước cần có biện pháp thích hợp không để cho Nguyễn Văn Đài lợi dụng danh nghĩa luật sư Hà Nội đi sâu vào con đường tội lỗi.

Theo hệ thống truyền thông nhà cầm quyền Việt Nam thì luật sư Nguyễn Văn Đài nhận 60.000usd
 của các Tổ chức "Mạng lưới nhân quyền Việt Nam", "Họp mặt dân chủ" và "Ủy ban cứu trợ thuyền nhân Việt Nam" ở Mĩ.

Cũng theo truyền thông Việt nam chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2006, Nguyễn Văn Đài đã nhận được gần 19.000 USD tiền "trả công" của các đối tượng mà họ cho là phản động bên ngoài.


Theo hệ thống truyền thông ngoài nhà nước.

Luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt cùng ngày 6 tháng 3 với cáo buộc là họ đã từng sử dụng văn phòng luật Thiên Ân của luật sư Đài để “đào tạo về dân chủ và nhân quyền cho sinh viên ở Hà Nội”. Hai luật sư này cũng bị cáo buộc đã “kêu gọi người dân tẩy chay cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khóa XII”.

Tại phiên xử, luật sư Đài được hãng AP trích lời thừa nhận có lưu giữ tài liệu ủng hộ dân chủ và gặp gỡ một số sinh viên Việt Nam, ông cũng nói là ông không vi phạm bất kì luật nào mà chỉ đơn thuần thực hiện quyền tự do ngôn luận và quyền lập hội.


Có người cho rằng "phiên tòa quả là một điều bỉ ổi và sỉ nhục cho cả dân tộc Việt Nam về cái gọi là sự công minh, một phiên tòa diễn ra tranh luận không quá một giờ đồng hồ cho các luật sư bào chữa được phép trình bày.


Tờ Việt Báo. viết:Đặc biệt là sự chụp mũ của Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội và của chủ tọa phiên tòa là cứng nhắc, cả vú lấp miệng em, cho thấy một sự dập khuôn bản án đã định trước, từ trên xuống.Tại sao đến thời đại ngày nay khi mà cả loài người trên thế giới đều rất văn minh và tiến bộ được hưởng hầu hết các giá trị nhân quyền, dân chủ, tự do, thì người dân Việt Nam chỉ vì nói lên quan điểm, chính kiến của mình lại bị nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam khép tội "tuyên truyền chống phá nhà nước".



Theo Việt báo những hành động đó của bộ máy cầm quyền hiện nay của nhà nước chỉ có thể là sự chà đạp lên chính Hiến pháp, luật pháp của mình và luật pháp quốc tế mà chính quyền Việt Nam đã kí kết, có nghĩa vụ phải tuân thủ và áp dụng".



Nhân vật bất đồng chính kiến Phạm Quế Dương nói: ”những hoạt động của Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân là những hành động rất dũng cảm, trí tuệ, và họ đúng là những con người anh hùng. Bởi vì vấn đề dân chủ và vấn đề nhân quyền hiện nay là vấn đề bức xúc của nhân dân Việt Nam. Thế mà có những người rất trẻ như luật sư Nguyễn Văn Đài, như luật sư Lê Thị Công Nhân (27 tuổi) dám nói ra những vấn đề sự thật như vậy, lột trần tất cả những vi phạm nhân quyền và dân chủ của đảng Cộng sản và của chính phủ Việt Nam này ra; cho nên tôi hoàn toàn ủng hộ Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân”.



Việc ông và luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt giữ, bỏ tù đã có dư luận phản đối, một số tổ chức quốc tế lên tiếng phản đối và kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho hai người và một số nhân vật bất đồng chính kiến khác, trong đó có Quốc hội Hoa Kì, Liên minh Châu Âu, Ân xá Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét