Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

TIỂU SỬ: LÝ TỐNG Ó ĐEN

Lý Tống (tên thật Lê Văn Tống) là một phi công hoạt động chính trị người Mỹ gốc Việt có tư tưởng chống cộng sản quyết liệt.

Lý Tống sinh ngày 1 tháng 9 năm 1948 tại Thừa Thiên - Huế, Việt Nam và bắt đầu phục vụ trong Không lực Việt Nam Cộng hòa năm 1965.

Tháng 4 năm 1975, chiếc A-37 thuộc biên đội Ó Đen do ông lái bị bắn rơi ông bị giam giữ cải tạo trong vòng 5 năm. Ông vượt ngục bằng đường bộ đến Thái Lan, đi qua Campuchia, rồi xin tị nạn chính trị tại Singapore. Ông đến Hoa Kỳ năm 1984. Sau đó theo học cao học tại Đại học New Orleans.

Những hoạt động sau năm 1975
Năm 1992, Lý Tống uy hiếp phi công chiếc A310 của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bay qua Thành phố Hồ Chí Minh rồi thả truyền đơn xuống kêu gọi nhân dân Việt Nam nổi dậy chống lại nhà cầm quyền. Lý Tống nhảy dù xuống và bị bao vây bắt giữ, chuyển giao lại cho công an; Lý Tống đã bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt và kết án 20 năm tù vì tội cướp máy bay. Tháng 9 năm 1998, với sự vận động mạnh mẽ của Quốc Tế buộc chính quyền Việt Nam quyết định tha và trục xuất Lý Tống trong một đợt đặc xá.

Năm 1998,ông  Lý Tống đã dùng máy bay, xâm nhập trái phép lãnh thổ Cuba để rải truyền đơn.

Ngày 1 tháng 1 năm 2000, ông Lý Tống bay một chiếc máy bay nhỏ từ Florida sang La Habana, Cuba và thả truyền đơn kêu gọi nhân dân Cuba nổi dậy chống lại chế độ độc tài Cu Ba. Khi bay trở về, ông bị thẩm vấn bởi Cục Di cư và Hải quan Hoa Kỳ nhưng được thả ra trắng án. Lý Tống bị Cục hàng không Liên bang rút giấy phép bay. Sau chuyến này, ông được những người Cuba chống Cộng coi như một ANH HÙNG.

Ngày 7 tháng 11 năm 2000, Lý Tống lại thuê máy bay chiếc máy bay nhỏ tại Thái Lan bay sang Thành phố Hồ Chí Minh, thả hơn 50.000 tờ truyền đơn. Lúc trở về Thái Lan, ông bị bắt giữ và bị tòa án Thái Lan kết án 7 năm tù.

Ngày 24 tháng 8 năm 2008, Lý Tống thuê một chiếc máy bay huấn luyện của Đại Hàn Dân Quốc nhưng bị bắt tại sân bay Seoul khi đang định rải truyền đơn ở CHDCND Triều Tiên.

Ngày 19 tháng 7 năm 2010, Lý Tống hóa trang tô son mặc váy đóng giả phụ nữ, lọt vào một buổi biểu diễn ca nhạc của các ca sĩ văn nô việt công tại San Jose, trong lúc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đang biểu diễn, Lý Tống giả vờ tặng hoa rồi sau đó liên tiếp xịt hơi cay vào mặt Đàm Vĩnh Hưng và đã bị bắt ngay sau đó. Vào lúc 11g ngày 21-7 theo giờ địa phương, khoảng đầu giờ chiều 22-7 giờ Việt Nam, phiên tòa xét xử Lý Tống bắt đầu.

Giam giữ
Lý Tống là một người tù chính trị nhiều năm từ năm 1992 đến 1998 tại Trại giam Nam Hà, V26 Bộ Công an (Trại Ba Sao).\

Tháng 3 năm 2006, Lý Tống bắt đầu tuyệt thực tại nhà tù ở Rayong.

Ngày 4 tháng 9 năm 2006, tòa án Thái Lan quyết định dẫn độ Lý Tống về Việt Nam. Quyết định này vấp phải sự phản đối của cộng đồng người Việt chống cộng tại Hoa Kỳ và Canada.

Ngày 26 tháng 9 năm 2006, tòa án Thái Lan chấp thuận kháng án từ Lý Tống. Quyết định cuối cùng sẽ được tòa án tối cao Thái Lan quyết định trong vòng 3 tháng.

Ra tù

Tòa phúc thẩm tại Bangkok sáng ngày 3 tháng 4 năm 2007 đã tuyên bố hành động của Lý Tống mang tính chất chính trị chứ không phải là đe dọa an ninh. Và dựa trên một điều luật của Thái Lan không cho dẫn độ những người đối diện cáo buộc chính trị, tòa phúc thẩm từ chối yêu cầu dẫn độ về Việt Nam của tòa sơ thẩm hồi tháng 9 năm 2006.

Chánh án Wisarut Sirisingh, người xét xử Lý Tống, đã viết trong phán quyết:"Những gì ông Tống làm không gây ảnh hưởng về an ninh lãnh thổ Việt Nam. Thái Lan không dẫn độ những người đối diện các cáo buộc về chính trị." 

Bị bắt tại Hàn Quốc.

Ngày 24 tháng 8 năm 2008, Lý Tống thuê một máy bay cùng phi công với mục đích du lịch. Tuy nhiên khi lên cao, ông ta yêu cầu phi công phải bay sang CHDCND Triều Tiên để rải truyền đơn. Lấy lý do máy bay nhỏ, không đủ nhiên liệu để bay đường dài, viên phi công xin hạ cánh để tiếp thêm dầu, đồng thời bí mật phát tín hiệu cấp cứu.

Được biết sau khi mãn hạn tù ở Thái Lan, Lý Tống trở về Mỹ và khi Thế vận hội Bắc Kinh khai mạc, ông  đã đến Hàn Quốc với ý định thuê máy bay để bay đi Bắc Kinh rải truyền đơn nhưng không thuê được.

Câu nói nổi tiếng

“ Tôi tin tưởng vào Thiên Chúa, Công Lý và nhiệm vụ chống cộng của chính mình"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét