Thiên Hồi Ký Thép Đen của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Tiểu Sử Tác Giả Đặng Chí Bình
Đặng Chí Bình sinh ngày 20 Dương Lịch tháng 2, năm 1933.
Tên thật là Châu, còn có tên là Lê Viết Hùng, gián điệp Việt Nam Cộng Hòa. Bị bắt khi đột nhập miền Bắc, bị tra tấn và tù đày 20 năm. Tác giả tập hồi ký Thép Đen đã được tái bản nhiều lần.
TÂM SỰ NGƯỜI VIẾT
Trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ tới lại có một ngày ngồi viết câu chuyện của đời tôi. Từ bối cảnh của đất nước, do những xô đẩy của giòng đời, tôi đã nhận một nhiệm vụ nhỏ bé để xâm nhập vào đất địch, và tôi đã rơi vào tay kẻ thù. Như vậy, trước sau gì tôi cũng chỉ là một kẻ bất tài, thất bại, chẳng có gì đáng kể lại cho người khác. Hơn nữa, một số bạn bè thân quen còn ngăn cản tôi đừng viết.
Trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ tới lại có một ngày ngồi viết câu chuyện của đời tôi. Từ bối cảnh của đất nước, do những xô đẩy của giòng đời, tôi đã nhận một nhiệm vụ nhỏ bé để xâm nhập vào đất địch, và tôi đã rơi vào tay kẻ thù. Như vậy, trước sau gì tôi cũng chỉ là một kẻ bất tài, thất bại, chẳng có gì đáng kể lại cho người khác. Hơn nữa, một số bạn bè thân quen còn ngăn cản tôi đừng viết.
“Anh hãy lo cho cuộc đời của anh trước đã, đời anh đã khổ nhiều
rồi. Vả lại, dù anh có cặm cụi viết ra, tác phẩm của anh rồi cũng chung số phận
như bao nhiêu tác phẩm khác, của những người đã đi tù về viết lại. Người ta thờ
ơ, không thèm đọc. Trên xứ người, lớp trẻ còn phải lo học hành, lớp lớn phải vật
lộn với cuộc sống hàng ngày và lo cho tương lai, họ đâu còn quan tâm đến những
chuyện đã qua của quê hương dân tộc. Anh nên đi tìm một công việc làm nào đó,
là thực tế nhất.”
Nhìn
vào thực tế, rồi nghĩ lại hoàn cảnh tỵ nạn của mình, tôi thừa nhận những lời
khuyên của bạn bè là xác đáng, và tôi đã xông vào cuộc đời mưu sinh. Nhưng rồi
nhiều đêm nằm khắc khoải, tâm sự trĩu nặng, vơi đầy với bao niềm quặn thắt vẫn
thấp thỏm không yên về quê hương đất nước và đời sống, bao nỗi giằng co vò xé,
gậm nhấm cõi lòng. Những tiếng kẻng của nhà tù Cộng Sản, đi theo gần hết cả
cuộc đời, vẫn như ám ảnh, quấn chặt hồn tôi:
Thoảng
nghe “phôn” réo bên tai,
Giật
mình tưởng kẻng sớm mai nhà tù!
Hình
ảnh những bộ xương vẫn còn di động trên chốn lao trường, những nấm mồ hoang
lạnh giữa rừng sâu; dư âm những tiếng thở dài lê thê xen lẫn những tiếng rên
xiết quằn quại trong đêm dài tăm tối… Và những cặp mắt khát khao nhắn nhủ ngày
tôi chia tay, vẫn lảng vảng vấn vít trong hồn; tất cả như đang khẩn nài, gào
thét, đòi hỏi tôi phải thực hiện “bản di chúc sống” của họ.
Tôi
biết, dù mình sức hèn tài mọn, nhưng vẫn còn may mắn hơn biết bao các bạn bất
hạnh còn lại trong tù. Cho nên, tôi tự cảm thấy mình đang khoác lấy một trách
nhiệm, mang một bổn phận – nếu có thể được phép nói như vậy – để vuốt mắt cho
những người đang uất hận, ứa máu bầm gan trong gông cùm xiềng xích của bè lũ
cộng nô Hà Nội.
Tôi
ước mong tập hồi ký nhỏ mọn này, sẽ là một ngọn nến nhỏ trong trăm ngàn ngọn
nến to lớn khác, được thắp lên trong mờ mịt u tối của chế độ phi nhân Việt
cộng. Nếu đốt được ngọn nến đó. Dù leo lét, tôi cũng cảm thấy vui sướng đã thể
hiện được phần nào trách nhiệm của mình đối với “bản di chúc sống” kể trên.
Lời
chót, tôi chỉ biết lần lượt tường thuật lại sự việc, như tháo dần một cuộn chỉ
ra từ đầu đến cuối. Và, vì vấn đề an ninh cùa năm, bẩy người đặc biệt, nên tôi
bắt buộc phải đổi tên và địa điểm sống ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Cũng
từ ý thức tôn trọng sự thật, kính mong quý vị thông cảm và tha thứ.
Đặng Chí Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét